Ear-based Guitar Learning
Ear-based Guitar Learning
  • Home
  • Phương pháp
  • KHÓA HỌC
    • KHÓA CỐT YẾU:ONLINE VIDEO
    • NÂNG CAO: ONLINE VIDEO
    • SONG-BASED LEAD GUITAR
  • Play & Talk
  • English
  • Các bài nói đầu tiên
  • Các quan niệm sai
  • More
    • Home
    • Phương pháp
    • KHÓA HỌC
      • KHÓA CỐT YẾU:ONLINE VIDEO
      • NÂNG CAO: ONLINE VIDEO
      • SONG-BASED LEAD GUITAR
    • Play & Talk
    • English
    • Các bài nói đầu tiên
    • Các quan niệm sai
  • Sign In

  • My Account
  • Signed in as:

  • filler@godaddy.com


  • My Account
  • Sign out

Signed in as:

filler@godaddy.com

  • Home
  • Phương pháp
  • KHÓA HỌC
    • KHÓA CỐT YẾU:ONLINE VIDEO
    • NÂNG CAO: ONLINE VIDEO
    • SONG-BASED LEAD GUITAR
  • Play & Talk
  • English
  • Các bài nói đầu tiên
  • Các quan niệm sai

Account


  • My Account
  • Sign out


  • Sign In
  • My Account

Nhảm nhí trong việc dạy, học và quảng cáo dạy guitar

Bullshit #1

Bình thường tôi vẫn thấy quảng cáo dạy guitar và các clip bài dạy guitar trên Youtube. Có rất nhiều cái nhảm nhí trong cách quảng cáo, rồi cách dạy và học này, không nhớ hết. Ở đây tôi nhớ ra được cái nào thì nói cái đó, không có hệ thống thứ tự nào cả. Đây là cái #1.
Quảng cáo người dạy đã từng dạy cho cả ngàn học viên. Cái này thì nói lên điều gì? Rằng đã có cả ngàn người bị lừa à? Cả ngàn người đó là những người không biết, có gì tự hào về việc đã "dụ" được số đông này? Thay vì vậy, lẽ ra các ông phải nói phương pháp của các ông là hay ho như thế nào, dựa trên cơ sở về âm nhạc, phương pháp sư phạm như thế nào v.v. Nói thế thôi chứ chắc chắn ông không nói được chuyện đó, vì chỉ qua cái cách các ông chơi đàn thôi thì cũng đủ biết các ông không có khả năng đó. Các ông lại đăng clip một học viên học mới một tháng đánh được bài như thế này, thế kia. Các ông đã chơi như vẹt rồi, bây giờ các ông lại còn xúi thêm người khác làm vẹt nữa. Cái trò đánh đàn mà không hiểu gì cả, cứ thế nhái theo như vẹt thì không có gì hay ho cả, đáng lẽ phải dấu đi. Không hiểu mấy con vẹt khi bắt chước được vài câu nói của loài người thì chúng có tự hào không chứ các ông cũng đã giúp khoa học chứng minh được là trong loài người, có một số rất tự hào là làm được giống loài vẹt. 

Dạy và học guitar - Bullshit #2

Người dạy khoe đã chơi đàn 20 năm (lâu năm). Một lần nữa, cái này thì nói lên điều gì? Không cứ chơi lâu năm là phải hay. Thậm chí nếu người nghe mà có chút thẩm mỹ và kiến thức thì ông chỉ có toi, vì người ta sẽ thấy ngay là ông chơi đã lâu năm mà chỉ có thế thì chứng tỏ hoặc ông không chuyên tâm, hoặc ông quá dốt, có nghĩa là ông không nên đi dạy người khác.
Tuy nhiên, cái ngụy biện (fallacy) này tôi thấy khá phổ biến, nhất là trong công sở, không chỉ ở trong chuyện dạy guitar. Nhiều người hay than, nhưng thật ra là có ý khoe và kể công, là hôm qua làm việc đến khuya, họp đến tối này nọ. Khi mới ra trường đi làm việc tôi rất lấy làm lạ với việc này (bây giờ thì không lạ nữa nhưng vẫn không ngửi nổi). Việc ông phải làm lâu chỉ có thể nói lên hoặc vì ông dốt nên mới phải dùng nhiều thời gian, hoặc việc ông làm giống như ở trên băng chuyền sản xuất, có thông minh đến đâu thì cũng chẳng chênh lệch so với người khác là mấy. Lúc đi học, có ai khoe là bài toán đó tao phải giải mất một đêm (trong khi những thằng khác chỉ cần 10 phút) không? Khi nói mình đã làm một việc gì đó lâu năm thì thường người ta nói với ý khiêm tốn và hạ mình, ví dụ "Phải mất 15 năm tôi mới nhận ra mình sai", hoặc "Xem vậy chứ tôi phải mất mấy chục năm mới có chút gọi là như vậy", đại loại là thế. Tôi không hiểu ở đâu ra cái kiểu quang quác khoe khoang về thời gian (kèm theo một kết quả xoàng xĩnh) như vậy. Không gọi là bullshit thì gọi là cái gì? 

Dạy và học guitar - Bullshit #3

Dạy đệm đàn, phần hợp âm. Hơn 90% clip hướng dẫn là đưa ra một bài đang thịnh hành nào đó, rồi gọi là "hướng dẫn đệm bài A". Trong phần hướng dẫn thì sẽ nói đến chỗ nào thì sẽ dùng hợp âm nào, bấm trên cần đàn chỗ nào. Rồi đến bài khác cũng như vậy. Cái cần biết là TẠI SAO dùng hợp âm này, hợp âm kia thì không nói. Tôi xem cả trăm bình luận ở dưới cũng tuyệt nhiên không thấy ai hỏi tại sao, cứ thế mà ra cả ngàn ông cầm đàn đánh giống nhau, chấp nhận làm cừu Dolly.

Đây là bullshit của cả ông dạy lẫn ông học, mà của ông học là chủ yếu, vì nếu ông học không thích thì lấy đâu ra cái ông dạy kiểu đó. Thật ra tôi biết mục đích của các ông học kiểu này là cũng chỉ để lòe người khác là tôi đánh được bài này, bài kia, vậy thôi. Nhưng thiếu gì cách để các ông chứng tỏ mà lại chọn cách này? Vì người các ông lòe được qua cách này thì cũng một phường với các ông, có nghĩa là có thẩm mỹ tồi, các ông cứ bật bông thì cũng chẳng sao cả. Các ông chọn cách này là tự làm mất nhân cách. Tôi sẽ giải thích ngay dưới đây.

Nhiều bộ môn khoa học đã chứng minh, cho đến thời điểm này, là chỉ có con người mới có khả năng hỏi TẠI SAO. Đây là một đặc ân của loài người, hoặc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bất hạnh nhưng đó lại là một câu chuyện khác. Tôi chỉ nói những ai không có khả năng hỏi TẠI SAO thì không có phẩm chất đặc biệt này của loài người, còn hỏi câu hỏi tại sao đó có đem lại hạnh phúc hay không thì không bàn ở đây. Đã có những thí nghiệm như thế này. Người ta làm ra một vật thể nhìn bên ngoài thì có vẻ đặt cho nó đứng rất dễ, nhưng bên trong thì thiết kế những khe, hốc chứa chất lỏng và sẽ làm cho vật đó không thể được đặt cho đứng được rồi đưa vật đó cho các đứa bé khoảng 4 tuổi và các con tinh tinh rồi quan sát. Các con tinh tinh thì cứ cố đặt cho vật đó đứng, không được chiều này thì đặt chiều khác, cứ thế. Còn các đứa bé thì sau khi đặt vài lần không được thì bắt đầu cầm vật đó lên quan sát, lắc xem bên trong có gì v.v, tóm lại là tìm hiểu xem TẠI SAO vật đó lại không đứng được. Đó chỉ là một ví dụ. Các ông muốn đánh đàn thì chí ít các ông phải biết TẠI SAO các ông đánh như vậy, còn nếu không, dù không thù ghét gì các ông, tôi buộc phải gọi cái cách các ông đang dạy và học như vậy là Bullshit, không còn cách nào khác.

Dạy và học guitar - Bullshit #4

Khóa học guitar quảng cáo: Nắm vững nhạc lý. Tôi xem thì thấy các ông nói về các ký hiệu trong âm nhạc như ký hiệu nốt, ký hiệu nhịp phách, trường độ v.v. Các ông có nói về âm giai (scale), ký hiệu các hợp âm, có ông còn xếp "cách đọc tọa độ" (viết trong guitar tablature) vào phần nhạc lý. Tất cả thứ đó không làm người học "nắm vững nhạc lý" các ông ạ. Nhạc lý là phải làm cho người ta thấy mối liên hệ trong âm nhạc, mối liên hệ giữa các nốt nhạc với nhau, làm cho người ta thấy có một logic, cấu trúc nào đó khi nghe (hoặc phân tích) một bản nhạc. Những thứ các ông nói cùng lắm chỉ giúp người ta đọc được một bài hát đơn giản có ký âm giai điệu và vài hợp âm ở trên. Đọc được một bản nhạc theo cách như vậy không phải là "nắm vững nhạc lý", nó chỉ giống như người ta biết các chữ cái rồi biết đánh vần, sau đó đưa ra một đoạn văn thì biết đọc ê a vậy thôi chứ chẳng hiểu gì. Chẳng có gì gọi là biết về nhạc, càng không thể gọi là nắm vững nhạc lý được. Các ông đại ngôn quá. Các ông thừa tự tin. Tự tin của các ông nó quá lớn, và lại còn được bơm lên bởi một đám đông ngu xuẩn, nó chiếm hết chỗ của sự khiêm nhường, làm mắt các ông không thể mở để nhìn thấy sở học mênh mông và không thể nhắm lại để nhìn vào bên trong và thấy sự nhỏ bé của chính mình. Các ông vênh váo đi truyền bá cái sự học lớt phớt của mình, góp phần làm cho cái thẩm mỹ của xã hội này càng lúc càng xuống dốc. 

Dạy và học guitar - Bullshit #5

Các ông hay quảng cáo cho việc học guitar thế này: "Bạn muốn tự tin hơn và thể hiện mình trước đám đông". Riêng chuyện này thì các ông có phần đúng. Các ông đúng vì chắc các ông là những người khôn ngoan, các ông biết có một số khác muốn gì, mà số này lại rất đông. Các ông biết rất rõ điều số người đó muốn, vì chính các ông nằm trong số đó. Học đàn để tự tin và để thể hiện, đó là điều bọn ông muốn. Thoạt nhìn thì thấy điều này là bình thường, có gì mà tôi phải gọi là bullshit. Đúng là như vậy nếu nhìn với con mắt hời hợt của bọn ông, nhưng đây chính là nguồn cơn của mọi bullshit của bọn ông. Thế nên tôi mới nói bọn ông chắc chắn khôn ngoan (cunning) hơn tôi, nhưng bọn ông có trí thông minh (intelligence) dưới trung bình. Chắc bọn ông tưởng khôn ngoan là thông minh nhưng không phải. Thông minh đòi hỏi bọn ông phải có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, rút ra được những quy luật, nhìn bằng con mắt phản biện để kiểm chứng v.v. Nó cũng cần một trí tưởng tượng và vì vậy, cũng đòi hỏi bọn ông có chút ngây thơ. Nhưng ngay cái phẩm chất ngây thơ này bọn ông đã không còn chút nào rồi, vì bọn ông quá lọc lõi.

Nói đến đây thì tôi hy vọng bọn ông cũng tỉnh người ra một chút và đã thấy chuyện học đàn để "tự tin và thể hiện" là chuyện bullshit. Các ông thể hiện với ai và tự tin ở đâu đến? Các ông phải biết tự tin (trong lĩnh vực nào đó) là kết quả tự nhiên của thứ mà người ta đã có được trong lĩnh vực đó. Bọn ông không thể học một khóa tự tin được, ví dụ nếu bọn ông không thạo một ngoại ngữ thì bọn ông sẽ cảm thấy không tự tin khi nói ngoại ngữ đấy thôi. Bọn ông không thể học tự tin trong chuyện bọn ông dốt được. Và nếu bọn ông có tự tin trong chuyện bọn ông dốt đi chăng nữa thì cái đó chỉ làm cho cho bọn ông trở nên kệch cỡm hơn mà thôi. Tất nhiên với trí thông minh dưới trung bình thì chắc bọn ông không hiểu được âm nhạc (hay bất cứ một loại hình nghệ thuật nào) là thứ đi vào bên trong, không phải là thứ dùng để "thể hiện" với người khác. Đám bọn ông đã nhầm ngay từ đầu, từ cái động cơ để cầm cây đàn lên. Chính vì vậy nên bọn ông chỉ mong quơ cào lấy những thứ hời hợt bên ngoài, học kiểu bắt chước, không có căn cơ, cao lắm chỉ thành những con cừu Dolly, những con vẹt như tôi đã đề cập. Một ngàn người bọn ông thì chỉ cần một ông đánh đàn là đủ, vì số 999 còn lại đánh cũng y như vậy chứ có khác gì đâu. Mà chắc tôi cũng nhầm, đáng lẽ không cần ai trong số bọn ông đánh đàn cả, vì cái số 1 của bọn ông chắc cũng học vẹt lại của ai đó thôi.

Dạy và học guitar - Bullshit #6

Dạy tiết tấu. Hầu hết các ông dạy thế này :"Bài này điệu A (Slow Rock), đánh thế này, tay phải xuống hai cái, lên một cái ...", đại loại là vậy. Có ông còn đưa ra những cái mà ông gọi là các câu thần chú, ví dụ "lên lên, xuống xuống, chặp, xuống lên". Không hiểu các ông định mở cửa kho báu nào với mấy câu "thần chú" kiểu này chứ tôi thấy trong việc học nhạc, mấy câu này chỉ dẫn người ta đến nơi mà ông đang ở, đó là cõi u minh trong âm nhạc. Tôi lấy làm lạ là sao cái gì các ông cũng dạy vẹt, học vẹt được như vậy?

Các ông có bao giờ tra lại là trong âm nhạc hiện đại (pop), thứ mà các ông đang dạy, tiết tấu nó đến từ đâu không? Người cầm trịch của tiết tấu là người chơi trống, mà bộ trống thông dụng nhất ta thấy hiện giờ gọi là trống jazz (jazz drums set). Các ông phải tự tìm hiểu lại vì tôi không thể dông dài ở đây. Tuy nhiên, trong bộ trống đó, ít nhất các ông phải thấy có 3 loại âm thanh (sound) cơ bản nhất, đó là của phần trống bass, snare, và hi-hat (hoặc cymbal). Các ông nên nhớ, tiết tấu cũng là sound, ít nhất là của 3 cái sound trống đó, và quan trọng hơn, là cái interplay của 3 sound đó. Tiết tấu không phải là đánh lên, đánh xuống. Nó cũng không phải là đếm 1,2,3 như phần lớn các ông học cổ điển ở đây nghĩ. Nói đến các ông học cổ điển thì tôi phải nói ngay là vốn từ tiết tấu của các ông quá hạn chế khi các ông chơi nhạc pop, xuất phát từ chuyện các ông chẳng hiểu tiết tấu là gì. Đếm, rồi nhịp, phách nó chỉ là một phần trong tiết tấu. RHYTHM IS SOUND. Các ông có tiết tấu, có nghĩa là các ông phải có cái sound của tiết tấu đó trong đầu, chứ không phải chuyện các ông biết đếm. Các ông hãy xem lại những gì mình chơi, xem có phải vốn từ tiết tấu của các ông quá nghèo nàn không? Tuy nhiên tôi hiểu cái trò dạy đánh lên, đánh xuống thì nó dễ, nó dễ cho các ông, và dễ cho người học. Cái gì dễ thì nó không có giá trị mấy các ông ạ. Cái gì nổi lên mà ai cũng thấy thì đa phần là phân, rác, còn ngọc trai thì các ông phải tốn công lặn xuống mò, nhưng hình như các ông thích hớt đồ nổi thì phải.

Dạy và học guitar - Bullshit #7

Theo tôi dù học nhạc cụ gì thì thứ đầu tiên vẫn là học nhạc, đừng có suốt ngày lẩn quẩn trong cái chuyện đặt cái tay ở đâu, bấm như thế nào. Như thế đầu óc sẽ rất tủn mủn theo kiểu của thợ thuyền. Chúng ta phải tư duy như một người chơi nhạc (musician), tìm hiểu âm nhạc một cách tổng thể, bao gồm cả lịch sử âm nhạc. Dễ dàng tìm trên internet những bài nói chuyện, giải thích về âm nhạc rất hay cho những người không chuyên của các bậc thầy như Leonard Bernstein, Daniel Barenboim. Nhưng cái đẹp có chiều sâu của âm nhạc thì cũng cần gặp những người vốn cũng muốn tìm cái đẹp và số người này không nhiều. Đa số vẫn thích những thứ nông cạn, hời hợt, thích bắt chước tay chân chứ không muốn đi sâu vào trong tâm hồn. Vì số này rất đông và đã dốt thì hay to mồm nên ở đâu cũng nghe tiếng của bọn chúng. Rồi trong cái thời đại internet này thì số lượng mới quan trọng chứ không phải chất lượng và vậy nên một người bình thường chưa biết gì rất dễ trúng phải bả của bọn này. Tình trạng rất tệ hại. 

Dạy và học guitar - Bullshit #8

Đây là bài cuối cùng trong series này, không phải vì không còn bullshit, mà ngược lại là có quá nhiều bullshit, nếu không kết thúc thì sợ không bao giờ kết thúc, mà bullshit thì không nên kéo dài mãi được.
Tôi đã xem khá nhiều chương trình dạy học guitar ở đây (khi tôi nói "xem" có nghĩa là tôi không kết luận vội vàng, tôi xem từ curriculum, bài giảng mẫu, ai là người dạy, người dạy chơi kiểu gì, background ra sao v.v) nhưng tuyệt nhiên không thấy ai nhắc đến chuyện người học phải tập NGHE. Âm nhạc là NGHE, NGHE và NGHE. Tôi nhớ có đọc một quyển sách về bất động sản và ngay trang đầu họ nhấn mạnh đối với bất động sản thì cái đầu tiên là vị trí, vị trí, và vị trí. Với âm nhạc ở đây là nghe. Quá hiển nhiên đúng không các bạn. Thế nhưng người ta lại bỏ qua cái hiển nhiên này. Hay là người ta nghĩ tất nhiên là phải nghe được, không cần phải học? Nếu nghĩ như vậy là nhầm. Tôi đã từng gặp nhiều người tốt nghiệp nhạc viện nhưng thật ra không nghe được gì cả (tôi không nói tất cả nhưng tôi dám chắc là không dưới 70%). Nếu không nghe được thì chơi từ đâu ra? Từ trên giấy à? Vậy những thứ ghi trên giấy là kinh thánh và cứ thế mà đọc ra à? Nhạc là một dạng communication, bạn có muốn nói chuyện với một người lúc nào cũng như đọc diễn văn, đọc từ cái người khác đã viết từ trước ra không?
Khi bạn nói chuyện, bạn chỉ có thể nói những cái từ bên trong ra mà thôi. Về âm thanh là từ những âm sắc bạn nghe từ thuở nhỏ (giọng vùng miền), và về nội dung, cách trình bày là từ tri thức, nhận thức, tính cách của bạn. Bạn không thể nói bằng cách lập lại từng chữ của người khác được. Đó là lý do không có một ai nói giống một người nào khác cả (ngay cả muốn bắt chước cũng không giống hoàn toàn). Khác nhau mới là tự nhiên, giống nhau, rập khuôn mới là trái tự nhiên. Nhưng để nghe được cần nhiều thời gian hơn. Những đứa trẻ cần một thời gian để nghe trước khi nói được vài chữ, và những đứa trẻ không may bị câm thì thường là do bị điếc. Không nghe được thì làm sao nói đây? Vậy mà khi dạy guitar, người ta lại cho người học điếc, nhưng vẫn nói được. Và trong trường hợp này thì bạn cũng biết được nói ở đây là nói kiểu gì rồi.

Nhiều người nói tôi hay chửi bới nhưng không biết lúc nào tôi cũng có giải pháp (có thực hiện được không thì là một chuyện khác), chứ không phải dạng chửi đổng. Tất cà những thứ bullshit này xuất phát từ chuyện người ta không biết thế nào là hay, thế nào là dở. Giống như một món ăn, chúng ta cũng phải học để biết ngon dở thì nhạc cũng vậy. Khi ta đã biết hay dở thì không thể xuất hiện những thằng dạy bullshit được. Bullshit tồn tại vì ta không biết đó là bullshit thôi. Trước tiên chỉ cần một khóa học về thưởng thức âm nhạc (music appreciation), một tuần một buổi 2 tiếng, học trong một học kỳ. làm ở các trường đại học trước. Tôi bảo đảm tình hình sẽ khác ngay.

Ear-based guitar learning

This website uses cookies.

This website uses cookies to ensure you get the best experience on our website.

Got it!